Làng cổ Đường Lâm với nhiều nét đẹp xưa là điểm du lịch văn hóa vô cùng hấp dẫn.Ngôi làng quy tụ rất nhiều nét đẹp của một ngôi làng Việt với cổng làng, đình làng, cây đa sân đình, giếng làng, đền chùa… cùng những ngôi nhà bằng đá tổ ong, mái gạch nung mang đậm nét kiến trúc phong kiến xưa. 1. Vài nét về làng cổ Đường Lâm Đường Lâm, tên nôm na gọi là Kẻ Mía. Tục danh này bắt đầu từ cái tên Cam Giá (mía ngọt). Cam Giá xưa được chia thành hai tổng: Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ, trong đó Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng… (nay thuộc huyện Ba Vì); Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm ngày nay. Vào đầu thế kỷ XIX, Đường Lâm là nơi đặt sở lỵ của trấn Sơn Tây. Khu vực làng cổ hiện nay địa giới vốn thuộc các làng Sàng Mông Phụ, Đông, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm nằm cạnh nhau. Các làng này nối liền với nhau thành một khu vực nên có phong tục, tập quán, tín ngưỡng giống nhau. Đây là quê hương của nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Chúa Mía (vương phi của Chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại (Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ), Hà Kế Tấn (Bộ trưởng Bộ Thủy lợi 1964-1973), Phan Kế An (Họa sĩ vẽ tranh biếm họa của báo Sự thật)… Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu
Làng cổ Đường Lâm với nhiều nét đẹp xưa là điểm du lịch văn hóa vô cùng hấp dẫn.Ngôi làng quy tụ rất nhiều nét đẹp của một ngôi làng Việt với cổng làng, đình làng, cây đa sân đình, giếng làng, đền chùa… cùng những ngôi nhà bằng đá tổ ong, mái gạch nung